Làm thế nào để gửi hàng từ Việt Nam sang Trung Quốc?

Bạn có nhu cầu gửi quà tặng, hàng mẫu, hàng đổi trả, bảo hành… từ Việt Nam sang Trung Quốc. Hay thậm chí bán hàng tại Trung Quốc và muốn tìm một đơn vị vận chuyển thu tiền hộ COD. Bên cạnh đó có các phát sinh cần xử lý như tiếng Trung, đóng gói hàng hoá, hoá đơn VAT… Các thủ tục thông quan, kiểm tra chất lượng… Nhưng bạn đang loay hoay không biết làm cách nào để thực hiện điều đó. Hãy cùng SOS tháo gỡ khó khăn này bằng cách tìm hiểu làm thế nào để gửi hàng từ Việt Nam sang Trung Quốc nhé.

Mục lục bài viết

I. Tìm hiểu các hình thức vận chuyển từ Việt Nam sang Trung Quốc

Nếu bạn có nhu cầu thường xuyên chuyển hàng từ Việt Nam đi Trung Quốc thì tất nhiên bạn cần tìm hiểu kiến thức về lĩnh vực này. Khi đã hiểu về cách thức vận chuyển từ Việt nam sang Trung Quốc, bạn sẽ đưa ra được lựa chọn tối ưu nhất cho nhu cầu của mình.

Có 2 hình thức vận chuyển là: Chính ngạchtiểu ngạch.

Vận chuyển chính ngạch và tiểu ngạch đường bộ
Minh hoạ: Vận chuyển chính ngạch và tiểu ngạch đường bộ

Từ hai hình thức này sẽ kèm theo rất nhiều phương thức vận chuyển khác nhau như: Vận chuyển bằng đường bay, đường thuỷ, đường bộ, vác đồi…

1. Hình thức vận chuyển chính ngạch Việt Nam – Trung Quốc

Đây là hình thức vận chuyển hàng với số lượng lớn, thường sẽ chuyển theo đường bay, đường biển và đường bộ. Với vận chuyển chính ngạch Việt Nam – trung Quốc thường sẽ đi đường biển hoặc đường bộ bằng các tàu lớn, xe tải lớn, xe container. Vận chuyển chính ngạch cần phải làm các thủ tục khai báo, hải quan, thuế… khi thông quan qua cửa khẩu, cảng biển hoặc cảng hàng không hai nước.

Vì Việt Nam – Trung Quốc là hai nước có nhiều đường biên giới giáp ranh cùng di chuyển đường biển thuận lợi. Do vậy vận chuyển chính ngạch thường sẽ đi qua đường biển hoặc đường bộ là chủ yếu.

1.1 Thế nào là vận chuyển chính ngạch?

Vận chuyển chính ngạch là hình thức vận chuyển hàng hóa thông qua các cửa khẩu, cảng biển, cảng hàng không với số lượng lớn. Khi vận chuyển qua những nơi này phải hoàn thành các thủ tục thông quan theo quy định của các cơ quan chức năng chuyên ngành có thẩm quyền. Đồng thời hàng hoá cũng phải được kiểm duyệt để đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn… theo quy định của nước vận chuyển đi và đến.

Có thể hiểu: Vận chuyển hàng chính ngạch = xuất nhập khẩu hàng chính ngạch + quá trình vận chuyển.

Tham khảo thêm: Nhập khẩu chính ngạch hàng Trung Quốc

Các phương tiện vận chuyển chính ngạch
Ảnh minh hoạ: Các phương tiện vận chuyển chính ngạch

1.2 Các hình thức vận chuyển chính ngạch

Có khá nhiều các hình thức vận chuyển chính ngạch, tuỳ vào từng nhu cầu, điều kiện mà sẽ lựa chọn hình thức phù hợp.

1.2.1 vận chuyển chính ngạch xuất nhập khẩu trực tiếp

Đây là hình thức hàng hóa được xuất nhập khẩu trực tiếp và vận chuyển từ người bán đến người mua không thông qua trung gian. Bên xuất khẩu sẽ giao hàng trực tiếp cho bên nhập khẩu. Doanh nghiệp xuất khẩu sẽ trực tiếp làm các hoạt động thông quan, nộp thuế và vận chuyển đến doanh nghiệp nhập khẩu.

1.2.2 Vận chuyển xuất nhập khẩu ủy thác hàng chính ngạch

Đây là hình thức vận chuyển thông qua các công ty, tổ chức trung gian thương mại. Doanh nghiệp xuất nhập khẩu sẽ nhờ đơn vị trung gian đứng ra làm hợp đồng và các thủ tục thông quan liên quan để vận chuyển hàng hoá đúng theo yêu cầu.

Hình thức này sẽ đỡ cho doanh nghiệp phải làm các thủ tục phức tạp, mất thời gian. Nhưng chi phí lại cao hơn so với tự làm trực tiếp vì phải chi trả cho đơn vị trung gian một số khoản chi phí.

1.2.3 Vận chuyển xuất nhập đổi hàng

Đây là hình thức được thanh toán bằng hàng hoá, không bằng tiền tệ. Hàng hoá đổi xuất và nhập có giá trị tương đương nhau. Hình thức này thường ít xảy ra vì làm hai chiều sẽ tăng thêm thủ tục khi thông quan hàng hoá.

1.2.4 Vận chuyển xuất nhập khẩu gia công

Đây là hình thức khá phổ biến của nhiều doanh nghiệp lớn khi muốn xuất nhập khẩu nguyên vật liệu để tiến hành gia công thành phẩm. Vận chuyển xuất nhập khẩu gia công cũng tuân theo các bước nhập khẩu chính ngạch thông thường.

1.2.5 Vận chuyển tạm nhập tái xuất

Có thể hiểu đơn giản là hàng hoá sẽ được nhập khẩu ngắn hạn vào một quốc gia trung gian sau đó sẽ xuất khẩu sang nước thứ 3. Thời gian lưu giữ tạm nhập thường khoảng 60 ngày và được ra hạn 02 lần mỗi lần không quá 30 ngày.

Các phương tiện thường dùng cho vận chuyển chính ngạch
Ảnh minh hoạ: Các phương tiện thường dùng cho vận chuyển chính ngạch

1.3 Ưu nhược điểm của vận chuyển chính ngạch

Ưu điểm:

  • Ưu điểm đầu tiên: phải kể đến là khả năng vận chuyển lớn, đủ các loại kích thước, cân nặng, loại hàng hoá.
  • Ưu điểm thứ 2: là phương thức vận chuyển đa dạng như đường bay, đường thuỷ và đường bộ.
  • Ưu điểm thứ 3: là hàng hoá sau khi vận chuyển sẽ có đầy đủ giấy tờ hợp pháp để lưu hành và kinh doanh tại nước vận chuyển đến.
  • Ưu điểm thứ 4: Hàng hoá được bảo quản tốt hơn , ít hỏng hóc, thất lạc do khi trung chuyển có các công cụ hỗ trợ chuyên dụng như xe nâng, cẩu, đóng palet…

Nhược điểm:

  • Khó áp dụng cho các lô hàng nhỏ vì thuế và phí sẽ cao hơn khá nhiều so với đi tiểu ngạch.
  • Thủ tục thông quan khá phức tạp, đòi hỏi các giấy tờ liên quan hàng hoá và khai báo thông tin đầy đủ.
  • Với các sản phẩm thực phẩm, hàng tiêu dùng cần phải được kiểm duyệt an toàn thực phẩm và chất lượng hàng hoá trước khi thông quan.
  • Vào các đợt cao điểm có thể bị tắc biên, gây nên tình trạng phát sinh thêm thời gian vận chuyển.
  • Các chính sách dễ thay đổi có thể tác động đến việc không thể nhập khẩu hàng hoá dẫn đến không thể vận chuyển.

1.4 Khi nào thì nên vận chuyển chính ngạch Việt Nam – Trung Quốc

Khi vận chuyển hàng với số lượng lớn, thường từ đầu tấn trở lên.

Khi cần các giấy tờ hợp pháp để lưu hành sản phẩm, xuất hoá đơn hoặc làm các thủ tục pháp lý khác.

Khi hàng hoá được khuyến khích, hỗ trợ nhiều chính sách xuất nhập khẩu như: miễn thuế, miễn các thủ tục thông quan, đơn giản hồ sơ, giấy tờ… Lúc này gần như xuất nhập khẩu hàng hoá chỉ mất chi phí vận chuyển. Vậy các loại hàng hoá này chắc chắn là vận chuyển chính ngạch sẽ tối ưu nhất.

2. Hình thức vận chuyển tiểu ngạch Việt Nam – Trung Quốc

Đây là hình thức vận chuyển hàng với số lượng nhỏ, thường sẽ đi bằng đường bộ qua khu vực giáp ranh biên giới hai nước. Hàng hoá hay được vận chuyển bằng xe tải, các phương tiện nhỏ, hoặc có thể được vác bộ.

Ảnh minh hoạ: Vận chuyển tiểu ngạch – Buôn bán tiểu ngạch

Thông thường hàng hoá sẽ không cần giấy tờ, giao dịch thường là tiền mặt, giấy viết tay hoặc bằng miệng.

2.1 Thế nào là vận chuyển tiểu ngạch

Vận chuyển tiểu ngạch là hình thức vận chuyển các loại hàng hoá, nhu yếu phẩm… qua đường biên giới hai nước. Các hàng hoá có khối lượng nhỏ thường giá trị dưới 2 triệu đồng được người dân sống ven đường biên giới giao dịch và vận chuyển.

2.2 Các hình thức vận chuyển tiểu ngạch

Vận chuyển tiểu ngạch chủ yếu bằng đường bộ, đôi khi cũng được vận chuyển qua đường thuỷ ở sông hoặc lạch vùng giáp ranh biên giới.

Hiện nay có một số hình thức vận chuyển tiểu ngạch như: Vác đồi, ghép chính ngạch, nhờ người dân sống ở biên giới cầm qua cửa khẩu với hình thức hàng hoá và vật dụng cá nhân.

Với các hàng nhỏ lẻ sẽ được người dân sống tại khu vực biên giới hai nước vận chuyển khi di chuyển qua cửa khẩu hoặc các đường mòn lối mở.

2.3 Ưu nhược điểm của vận chuyển tiểu ngạch

Ưu điểm

  • Thủ tục đơn giản, gần như không cần bất cứ giấy tờ gì để vận chuyển hàng tiểu ngạch.
  • Thời gian vận chuyển nhanh vì không mất thời gian kiểm tra thông quan, kiểm định chất lượng.
  • Chuyển được cả các mặt hàng khó đi chính ngạch.
  • Chi phí vận chuyển thấp với những hàng hoá nhỏ và số lượng ít.

Nhược điểm

  • Không vận chuyển được các hàng hoá có số lượng lớn, khối lượng lớn.
  • Quá trình di chuyển hàng hoá không có các công cụ hỗ trợ nâng hàng, cân đếm… như chính ngạch nên hàng dễ bị hỏng vỡ hơn chính ngạch. Nhất là khi vác đồi hàng hoá không an toàn và dễ thất lạc.
  • Không có giấy tờ hợp pháp, chứng minh xuất xứ hàng hoá để lưu hành khi vận chuyển xong.

2.4 Khi nào thì nên vận chuyển tiểu ngạch

Khi chỉ có lượng hàng hoá nhỏ và số lượng ít. Thường ít hơn 2 tấn.

Khi hàng hoá không thể thông quan chính ngạch hoặc không có đủ các giấy tờ cần thiết để đi chính ngạch.

Hàng hoá cần gửi gấp nhưng chưa thể hoàn thành giấy tờ cho việc thông quan.

Các hàng mẫu, hàng đổi trả, hàng cũ…

Gửi hàng hóa đi Trung Quốc
Gửi hàng hóa đi Trung Quốc

II. Làm thế nào để gửi hàng từ Việt Nam đi Trung Quốc

Khi đã tìm hiểu các hình thức vận chuyển từ Việt Nam sang Trung Quốc và áp dụng nhu cầu thực tế của bạn để lựa chọn hình thức vận chuyển hợp lý. Sau đó bạn cần tìm một đơn vị vận chuyển uy tín và phù hợp nhu cầu để gửi hàng. Trước khi gửi hàng bạn cần biết thêm về quy trình đóng gói để đảm bảo an toàn cũng như tiết kiệm chi phí nhất.

Hãy cùng SOS tìm hiểu sâu hơn về cách để chuyển hàng từ Việt Nam qua Trung Quốc nhé.

1. Tìm một đơn vị vận chuyển chuyên tuyến Việt Nam – Trung Quốc uy tín

Việc tìm một đơn vị vận chuyển chuyên tuyến đi Trung Quốc có uy tín là điều rất quan trọng trong quá trình gửi hàng. Và tại sao lại là các đơn vị chuyên tuyến chứ không phải là hãng vận chuyển riêng biệt?

1.1 Đơn vị vận chuyển chuyên tuyến Việt Nam – Trung Quốc là gì?

Đây là một đơn vị vận tải chỉ hoạt động trong một tuyến cố định là Việt Nam – Trung Quốc. Đơn vị này sẽ có đội ngũ nhân viên tiếng Trung chuyên nghiệp để hỗ trợ ngôn ngữ. Cùng xử lý, giải quyết các tình huống nhanh chóng linh động, ít tuân theo các quy trình như hãng quốc tế.

1.2 Ưu điểm của đơn vị chuyên tuyến so với các hãng quốc tế

Giá cước luôn tốt hơn các đơn vị vận chuyển quốc tế khoảng 40-60%. Không có các phụ phí phát sinh như xăng dầu, codvid… giống: EMS, DHL, UPS, TNT, FedEx…

Khi bạn muốn đổi thông tin địa chỉ, hoàn hàng về, thay đổi thời gian giao… Hoặc giải quyết, xử lý bồi thường, khiếu nại, thắc mắc… Sẽ được hỗ trợ nhanh chóng.

Có nhiều dịch vụ để khách hàng dễ lựa chọn và thuận tiện trong quá trình vận chuyển. Như dịch vụ thu hộ tiền COD, chuyển tiền, phiên dịch, hẹn thời gian giao hàng…

Đơn giản các thủ tục, giấy tờ cả đầu người gửi và người nhận.

2. Lưu ý cần thiết khi gửi hàng đi Trung Quốc

Trước khi vận chuyển và chọn đơn vị gửi hàng bạn cần để ý đến các vấn đề sau:

2.1 Lưu ý về đóng gói hàng hoá

Đây là vấn đề liên quan trực tiếp đến độ an toàn và cước vận chuyển hàng của bạn. Nhất là đối với các hàng hoá nhẹ nhưng lại có thể tích lớn, cồng kềnh như: mây tre đan, tổ yến, xốp, balo… Đơn vị vận chuyển sẽ tính các hàng này theo cách quy đổi thể tích. Do vậy nếu bạn đóng hàng quá lớn sẽ dẫn đến khối lượng khi quy đổi cao hơn làm phát sinh thêm cước phí không đáng có.

Mỗi đơn vị vận chuyển có thể áp dụng cách tính quy đổi thể tích khác nhau. Theo hiệp hội vận tải quốc tế ATA thì cách quy đổi thể tích theo đường hàng không sẽ là: (chiều dài x chiều rộng x chiều cao)/5000 đơn vị tính là cm. Nhưng SOS EXPRESS sẽ tính quy đổi lợi hơn cho khách hàng với công thức: (chiều dài x chiều rộng x chiều cao)/6000.

Bạn có thể tham khảo thêm về hướng dẫn cách đóng gói hàng hoá tại đây.

2.2 Lưu ý về giá cước và phụ phí

Vận chuyển hàng đi Trung Quốc có rất nhiều các loại thuế và phí phát sinh trong quá trình vận chuyển như:

Phụ phí xăng dầu. Phụ phí covid (áp dụng mùa covid19). Phí phun trùng. Phí kho bãi…

Vậy khi nhận báo giá, bạn cần hỏi rõ ràng giá cước đã bao gồm toàn bộ chưa? hay còn gồm các phụ phí nào khác? Tránh việc phát sinh thêm phí và cước khi thanh toán.

2.3 Một số lưu ý khác

Trong quá trình vận chuyển, không hãng nào trên thế giới dám cam kết 100% hàng hoá không xảy ra lỗi. Như thất lạc, mất hàng, hư hỏng hàng, gửi nhầm địa chỉ, quá ngày dự kiến… Do vậy việc biết các cam kết về thời gian, bảo hiểm, đền bù hàng hoá khi xẩy ra các sự cố rất quan trọng. bạn nên biết rõ ràng các vấn đề này để có thể yên tâm và lường trước nếu xảy ra rủi ro. Với các công ty uy tín họ sẽ có những chính sách riêng biệt và rõ ràng cho các trường hợp này.


Mong rằng bài viết sẽ hữu ích cho các bạn muốn gửi hàng sang Trung Quốc.

Nếu bạn cần tư vấn thêm về dịch vụ gửi hàng đi Trung Quốc. Hãy đừng ngần ngại liên hệ ngay với chúng tôi để được trợ giúp. Rất vui lòng được hợp tác.

Chúc mọi người sức khoẻ và luôn thành công trong cuộc sống!

SOS EXPRESS VIỆT NAM: chuyenphattrungquoc.com

Dịch vụ SOS giao hàng trung quốc