Tìm hiểu về các hình thức vận chuyển

Hiện nay việc giao thương, thương mại trong nước và quốc tế rất phát triển. Với sự bùng nổ công nghệ 4.0, cùng nhu cầu mua sắn online ngày càng tăng. Để đáp ứng tốt nhu cầu này, các đơn vị vận tải đang phải nỗ lực thay đổi cả về dịch vụ lẫn chất lượng.

Hãy cùng SOS tìm hiểu sâu hơn về các dịch vụ vận chuyển ở Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung.

Mục lục bài viết

Các hình thức vận chuyển hiện nay

Với sự phát triển kinh tế, công nghệ và khoa học kỹ thuật. Đã có thêm hình thức vận chuyển hàng bằng máy bay không người lái. Hình thức này đang rất phát triển và sẽ là xu hướng của tương lai. Bên cạnh đó từ việc bùng phát dịch Covid-19 hình thức giao hàng bằng robot cũng được ứng dụng. Nhưng các hình thức vận chuyển truyền thống và quãng đường dài vẫn chỉ là: ĐƯỜNG BAY, ĐƯỜNG THUỶ, ĐƯỜNG SẮT và ĐƯỜNG BỘ.

Vận chuyển qua đường bay

Đây là dịch vụ vận chuyển thường được sử dụng khi gửi đi quốc tế hoặc các vùng miền khoảng cách xa. Yêu cầu độ nhanh và chính xác về thời gian. Thường là gửi thư, tài liệu, mẫu, các loại hàng hoá nhỏ, hoặc cần hửi gấp…

Chuyển phát quốc tế

Có 2 hình thức gửi hàng qua đường bay là:

Gửi xách tay

Gửi xách tay: Là hình thức gửi hàng được tiếp viên hàng không hoặc hành khách bay xách tay. Hàng hóa thường có kích thước nhỏ và số lượng ít. Bởi quy định của hàng không mỗi tiếp viên hoặc hành khách chỉ được mang theo hành lý có hạn. Nếu muốn gửi nhiều hoặc số lượng lớn thì phải chia làm nhiều lần hoặc gom lại theo từng chuyến bay. Giá thành khá hợp lý so với giá vận chuyển của các hãng quốc tế.

Ví dụ: Hàng bánh kẹo, đồ ăn, thức ăn là 210.000 đồng một kg, quần áo, giày,dép giá 240.000 đồng một kg, mỹ phẩm, dưỡng da 300.000. Các loại nồi, đồ dùng gia dụng, điện thoại , laptop… tùy vào độ nặng và cồng kềnh sẽ có mức giá khác nhau nhưng dao động từ 440.000-940.000 đồng một kg.

Ưu điểm: Giá cả hợp lý, có thể nhờ người xách hộ mua hàng theo yêu cầu. Có kèm theo hóa đơn mua hàng. Được liên hệ trực tiếp với người xách hộ để tùy chọn hàng hóa, thời gian và cập nhật tình hình.

Nhược điểm: Không chuyển được các loại hàng to, có cân nặng lớn, cồng kềnh… Bị động và phụ thuộc nhiều vào người xách hộ. Nếu như người xách hộ nghỉ bay hay vì nhiều lí do mà không nhận xách đồ sẽ làm cho hàng hóa bị đình trệ.

Gửi qua các hãng vận chuyển hàng không

Gửi qua các hãng vận chuyển hàng không: Là hình thức gửi hàng qua các cty hoặc hãng vận chuyển bằng đường bay. Thông thường là các hàng nhỏ như tài liệu, giấy tờ, hàng giá trị cao, hàng mẫu hoặc một số hàng gấp…

Làm cách nào để gửi hàng qua hãng vận chuyển hàng không? Để gửi hàng qua đường hàng không bạn cần tìm một đơn vị vận chuyển có dịch vụ bay. Sau đó bạn liên hệ xin báo giá, thời gian và cung cấp thông tin vận chuyển. Bên hãng sẽ có phản hổi cho bạn, nếu đồng ý họ sẽ đến lấy hàng và gửi đi cho bạn. Hoặc bạn có thể đến trực tiếp văn phòng hãng để gửi hàng.

Gửi hàng qua đường hàng không cần quan tâm điều gì?

Gửi hàng qua đường bay thường có giá khá cao, nhiều qui định. Do vậy khi gửi qua đường bay bạn cần quan tâm đầu tiền là giá vận chuyển. Với mỗi hãng vận chuyển lại có giá và thu phụ phí khác nhau. Kể đến các hãng vận chuyển quốc tế hàng đầu như: DHL, FedEx. UPS. TNT… Nhưng thông thường các hãng này sẽ nhận hàng qua các công ty hoặc đại lý vận chuyển. Như SOS là đại lý cấp 1 của DHL, UPS, TNT… Do vậy SOS được hưởng giá và ưu đãi tốt hơn so với gửi chính hãng. Các thủ tục khai báo sẽ đơn giản rất nhiều. Và khách hàng sẽ nhận được bill chính hãng để tra cứu hành trình hàng hóa.

Điều thứ 2 quan tâm đến là địa chỉ gửi và nước cần gửi đến. Đối với hàng không sẽ phân ra khá nhiều loại phụ phí, thuế tuỳ theo nước đến… Như phụ phí vùng sâu vùng xa, nên cước gửi hàng khác nhau tuỳ theo địa chỉ và nước gửi đến.

Điều thứ 3 cần quan tâm là loại hàng hoá gửi. Với các hàng thông thường như thư, tài liệu sẽ rất đơn giản. Nhưng với các loại hàng khó như thực phẩm, mỹ phẩm, linh kiện điện tử… bạn cần được tư vấn kỹ trước khi gửi đi. Tránh trường hợp nơi nước đến không thông quan được hoặc người nhận sẽ phải nếu thuế nhập khẩu cao. Hoặc trường hợp trả hàng về bạn sẽ chịu cước hoàn hàng hay tiêu huỷ hàng bạn sẽ phải chịu phí tiêu huỷ.

Vận chuyển hàng qua đường hàng không khá rắc rối trong việc làm thủ tục, cũng như tính giá cước phí đầu người gửi và nhận. Các chi phí có thể phát sinh thêm khá nhiều nếu người gửi không được tư vấn kỹ trước khi gửi.

Vận chuyển qua đường biển

Biển bao phủ 70% bề mặt trái đất. Với rất nhiều các lợi thế nhất là giá cước. Do vậy vận chuyển đường biển thường là lựa chọn số 1 cho các loại hàng hoá có số lượng và khối lượng lớn.

Ảnh minh hoạ: vận chuyển đường biển

Ưu điểm khi vận chuyển qua đường biển

Vận chuyển thông thoáng, thoải mái hơn đường bộ.

Hàng hoá an toàn cao, ít rủi ro tai nạn biển. Với các tầu siêu khổng lồ có thể vận chuyển được khối lượng hàng hoá cực lớn. Thuận tiện trong giao thương nhiều nước trên thế giới.

Vận chuyển được tất cả các loại hàng hoá mà có thể các phương thức vận chuyển khác không thể vận chuyển được.

Giá cước vận chuyển đường biển luôn là tốt nhất so với các phương thức vận chuyển khác.

Nhược điểm khi vận chuyển qua đường biển

Nhược điểm lớn nhất khi vận chuyển qua đường biển đó là chỉ thích hợp với các nước giáp ranh với đường bờ biển. Với các nước sâu trong đất liền khi vận chuyển đường biển sẽ phải kết hợp với vận chuyển đường bộ hoặc đường bay.

Thời gian vận chuyển lâu, dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết trên biển. Phụ thuộc vào lịch tàu.

Vận chuyển qua đường bộ

Đây là phương thức vận chuyển phổ biến và thuận tiện nhất trên thế giới. Hầu như các phương thức khác đều cần kết hợp với vận chuyển đường bộ để hoàn thành.

Dịch vụ vận chuyển hàng hóa đi Trung Quốc
Vận chuyển đường bộ

Vận chuyển đường bộ vô cùng đa dạng về phương tiện. Có thể bằng sức người, sức động vật, các phương tiện thô sơ tự chế, các phương tiện máy móc hiện đại…

Ưu điểm của vận chuyển đường bộ

Chi phí khá thấp, đơn giản và dễ thực hiện. Rất phù hợp với quãng đường ngắn dưới 2000km và lý tưởng nhất trong khoảng < 300km.

Hàng hóa vận chuyển tiết kiệm được chi phí, có thể linh động với nhiều tuyến đường khác nhau cho từng phương tiện cụ thể.

Có tính cơ động cao, độ thích nghi cao, phù hợp với nhiều điều kiện thời tiết mà không lo việc vận chuyển bị ảnh hưởng.

Đáp ứng được đa dạng hàng hóa với từng nhu cầu riêng của khách hàng.

Dễ dàng kết hợp với những loại hình vận tải khác.

Nhược điểm của vận chuyển đường bộ

Khó khăn hơn trong vận chuyển các quãng đường dài > 3000km.

Vận chuyển đường dài thường mất thêm các khoản phụ phí đường bộ: trạm thu phí, phí nhiên liệu, phí cầu đường…

Ẩn chứa nhiều rủi ro như tai nạn giao thông, kẹt xe, cấm đường… gây ảnh hưởng lớn đến thời gian giao hàng.

Khối lượng và kích thước hàng hóa vận chuyển còn hạn chế hơn so với vận chuyển bằng đường sắt và đường biển.

Vận chuyển bằng đường sắt

Trên thế giới đường sắt rất phát triển, một số nước còn ưu tiên hàng đầu cho phát triển hình thức di chuyển này. Như tầu điện ngầm, đường sắt cao tốc, đường sắt trên cao… Ở nước ta đường sắt ít được ưu tiên phát triển và khá lạc hậu, những tuyến đường hầu như không được nâng cấp và cải tiến. Hầu hết được sử dụng lại từ thời pháp thuộc đến nay. Một số tuyến đường sắt đô thị trên cao tiến độ quá chậm để đưa vào sử dụng, điển hình là tuyến Cát Linh – Hà Đông.

Vận chuyển đường sắt
Vận chuyển đường sắt

Hãy cùng SOS tìm hiểu sâu hơn về ưu và nhược điểm của hình thức vận chuyển này.

Ưu điểm của vận tải đường sắt

Với vận chuyển trong nước đường sắt gần như là hình thức có giá cước rẻ nhất. Đặc biệt với các tuyến vận chuyển đường dài như Bắc – Nam. Ở Trung Quốc mạng lưới đường sắt cao tốc rất phát triển, tốc độ cao nên thường được ưu tiên song song với đường bộ.

Giá cước ổn định, ít biến động, khách hàng dễ chủ động trong việc phân bổ chi phí trong công việc kinh doanh. Vì không phụ thuộc nhiều vào chi phí nhiên liệu. Không bị phí BOT, các phí phát sinh khác trên quãng đường di chuyển. Nên cước vận tải đường sắt không bị điều chỉnh khi giá xăng dầu hoặc biến động liên tục.

Có độ an toàn cao, đảm bảo hàng hóa không bị mất mát, hư hỏng khi di chuyển. Được đóng vào những toa chuyên biệt (toa hàng thường, Container, toa siêu trường siêu trọng, toa lạnh), chạy cố định và liên tục nên đảm bảo hàng hóa được an toàn và tránh khả năng mất mát hao hụt.

Ít bị ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, khí hậu, các yếu tố kẹt xe, hư hỏng đường xá, sửa chữa đường…..

Các chuyến tàu luôn theo một lịch trình cố định, nên thời gian ít bị biến động so với vận tải bằng đường bộ. Người gửi và nhận chủ động được thời gian hơn trong công việc và kế hoạch.

Nhược điểm của vận tải đường sắt

Chỉ hoạt động trên hệ thống đường ray có sẵn, tuyến đường cố định. Thường phải kết hợp với các hình thức vận chuyển khách để hoàn thành. Không được linh hoạt trong quá trình vận chuyển.

Đối với những đơn hàng gấp, cần giao nhanh, hàng hóa có hạn sử dụng ngắn hạn như rau củ quả thì đường sắt không có ưu thế bằng đường bộ và đường hàng không.

Trên đây là thông tin cơ bản về các hình thức vận chuyển hiện có và phổ biến nhất. Hy vọng rằng sẽ mang lại cho bạn hiểu biết bổ ích về ưu nhược điểm của các hình thức vận chuyển để lựa chọn cho mình hình thức hợp lý nhất.